02/04/2022 - 21:04

NIỀM VUI ĐỌC SÁCH

Trong cuốn “Le Silence de la mer” (Sự lặng im của biển) do tác giả Jean Bruller chắp bút có 1 trích đoạn tuyệt hay, khi mặt trời yếu mềm lướt qua màn sương ẩm lạnh để đặc tả 1 mối tình mãnh liệt & ám ảnh đến nao lòng chỉ bằng 1 từ duy nhứt: “Adieu” (vĩnh biệt).

 

Truyện lấy bối cảnh 1 sĩ quan trẻ Đức Quốc xã tên Werner đến cư ngụ tại ngôi nhà của 1 cụ ông người Pháp đang sống với cháu gái trong Thế chiến hai. Để phản đối lại sự “xâm lăng” này, 2 ông cháu đáp lại bằng thái độ im lặng hoàn toàn đến bất nhẫn đối với Werner. Suốt 6 tháng ròng sống trong nhà, Werner luôn cố gắng xuống phòng khách của 2 ông cháu để làm thân, nhưng đổi lại chỉ là sự ghẻ lạnh tuyệt đối - 1 sự tĩnh mịch đến ghê người khi những tâm tư ko thể thoát ra thành lời… 

 

Và như thế, đêm đêm, người sĩ quan xuống phòng khách, đến bên lò sưởi hơ tay và… độc thoại tiếng Pháp. Werner có vốn hiểu biết rộng. Anh nói về đủ thứ trên đời: lúc là thời tiết, khi thì thuở ấu thơ, có hôm về văn chương, âm nhạc, chính trị hoặc những lý tưởng sâu sắc từ trong tâm khảm. Nhưng, 2 ông cháu vẫn ngồi lặng thinh, ko 1 lời hồi đáp. Ngày lại ngày, những buổi tối bên lò sưởi, cụ ông đọc sách, người cháu gái ngồi đan áo, còn anh sĩ quan vẫn khẽ khàng bước xuống gian phòng, cất tiếng chào rồi bắt đầu cuộc độc thoại, rồi sau đó lui về phòng sau khi chúc 2 ông cháu ngủ ngon. 

 

Werner vốn đọc nhiều sách Pháp, yêu nước Pháp, mơ đến ngày 2 nước thái hòa. Có 1 lần sau bao đêm độc thoại mà ko nhận được mảy may 1 lời nói, hay 1 cử chỉ đáp lại nào, anh đánh liều bộc lộ tình cảm của mình đối với cô gái qua câu chuyện La Belle et la bête (Người Đẹp & Ác Thú). Song, đối diện với anh vẫn là cô gái có gương mặt nghiêm nghị & lạnh lẽo, mải mê may vá & ko nói 1 lời…

Thế rồi, 1 buổi tối, anh sĩ quan xuất hiện như thường lệ, nhưng lần này để từ biệt sau khi báo tin mình sẽ thuyên chuyển đến vùng chiến tuyến rực lửa, do thất vọng khi biết rằng mục đích Đức xâm chiếm Pháp là để tiêu diệt chứ ko phải xây dựng. Và cô gái, màu nhiệm thay, đau đớn vì tin sét đánh đến đỗi thốt lên lời tạ từ, “Adieu”, tiếng nói đầu tiên, cuối cùng & duy nhứt cô dành cho anh sĩ quan sau ngần ấy thời gian che giấu mối tình mãnh liệt dưới khuôn mặt vô hồn... 

 

Có lẽ, Werner tượng trưng cho cái đẹp của những con người mê đọc sách. 

Vn cái thời những năm 90, nếu lỡ có vẩn vơ rảo bước trên vỉa hè những góc phố cũ Hiền Vương, Lương Nhữ Học, thì thi thoảng cánh đàn ông lại gặp 1 cảnh tượng khá nguy hiểm: trên 1 cửa sổ rêu phong, hoặc trên 1 ban công biệt thự nhỏ có giàn ti-gôn, thấp thoáng 1 thiếu nữ hay 1 thiếu phụ đang ngồi đọc sách.

 

Trong ánh hoàng hôn nhợt nhạt sót vài vệt nắng, có 1 âm hưởng gì đó rất đỗi dịu dàng, bất trắc xoáy vào tim của kẻ đang ngẩn ngơ nhìn trộm. Anh ta vĩnh viễn ko còn được chính là anh ta nữa. Nếu chưa yêu thì anh ta sẽ yêu. Nếu đang định làm 1 việc khuất tất thì anh ta sẽ lưỡng lự dừng bước. Được thấy 1 người đang đọc sách tử tế, ko nhứt thiết đấy phải là 1 cô gái, mà dù có là ai đi nữa thì cũng làm người nhìn bỗng dưng cảm thấy thiện lương.

 

Giờ đi ngoài phố, nếu cố ý tìm, cũng chẳng mấy khi thấy ai đọc sách. Ở các quán cf hay phòng chờ bay, đàn ông chỉ háo hức há hốc mồm đọc báo hoặc khề khà, ba hoa hoặc tán phét. Đám trẻ sành điệu thì dán mắt vào đt hoặc máy tính xách tay. Dĩ nhiên là cái thứ a-dua-thời-thượng-đầy-tiện-lợi-này đương nhiên cũng có sách, nhưng những dòng chữ ở cái màn hình ấy đã bớt đi ít nhiều sự khiết thuần, bởi đơn giản, nó phải sống cùng với game, với chat-chit, thậm chí cả với ảnh người mẫu cởi truồng. Đọc sách ko cần 1 nghi thức thiêng liêng, nhưng tuyệt nhiên cũng ko dung tục chia duyên với phường phồn thực.

 

Đọc sách tốt nhứt cần có 1 chỗ ngồi tĩnh tại tựa như thư viện để có thể lửng lơ thả hồn, mặc kệ thói đời ngoài kia sắc tối bủa vây. Khi đó, đọc sách ko hẳn là phương tiện truyền tải kiến thức để truy cầu lợi danh, mà ngta sẽ đọc như 1 tín đồ thành kính đều đặn đi lễ nhà thờ hay cửa chùa để dưỡng tâm an lạc, chứ ko nhằm minh chứng nội hàm ngoan đạo.

 

Khi ấy, đọc là 1 nhu cầu tự nhiên từ nội tại riêng tư, 1 cách sống, 1 kiểu tu tâm dưỡng tánh. Kiến thức khi đó là vô hạn, tri thức khi đó là vô lượng, chỉ khi nào bắt đúng mạch chảy cuộc đời họ mới miễn cưỡng thi triển.

 

Điều này khác xa với những tuần lễ “văn hóa đọc” phong trào, khi ngta thường hay xướng tên các vị doanh nhân - những quý ông, quý bà khả kính (có vẻ như tài trợ cho sự kiện này?) rất hay sử dụng 1 mẫu câu lịch lãm, kiểu “Tôi là người mê đọc sách...” - những người vẫn giàu sang & thi thoảng vẫn thiện lương. 

 

Có điều, đôi lúc gặp chuyện bất hạnh hoặc bá cường, hầu hết bọn họ đều oán than, bẽ bàng, cáu kỉnh, ngỡ ngàng, chếnh choáng, mặc thế nhân…

 

Truong Quoc Hung

Đăng tại Lifestyle

 

Hồi lâu trên trang web bighistoryproject có 1 khái luận về sự hủy diệt, tiêu vong của vạn vật rất thú vị: Vũ trụ mà ta đang sống cư xử giống như ''nữ thần bất hoà'' Eris đang giận dỗi - mọi thứ dường như luôn có xu hướng trở nên hỗn loạn, trầm trọng hơn hoặc tồi tệ đi.

 

Căn phòng ta vừa dọn sẽ lại trở nên bừa bộn vào một ngày nào đó, hoặc giả như ko ai đụng đến đi nữa, thì đạc đồ cũng nhanh chóng đóng bụi và mục nát. Tô mì úp vội bẵng 15-20 phút đã lạnh tanh & trương phình. Ly bạc xỉu thân tình trong những ngày chạy deadline hết mình đến lúc nhìn lại đã trở nên nhạt nhẽo vì bị nước đá hòa pha loãng. Những bông hoa và vũ trụ rồi sẽ lụi tàn, các công trình hùng vĩ và những nền văn minh đồ sộ cũng đến lúc sụp đổ. Và rồi tất cả chúng ta sẽ chết.

 

Chúng ta đã quen sống trong một thế giới thực vận động theo quy luật hủy diệt nghiệt ngã, nên ta dần dà quen với việc một ngày nào đó chiếc ghế ta yêu thích sẽ mục nát, cánh hoa trong khu vườn sẽ lụi tàn & bản thân ta cũng sẽ phải dự đám tang với những người mà ta trân quý.

 

Điều đáng buồn là tấn trò đời ấy không thể đảo nghịch và diễn ra vô cảm với tất cả mọi thứ phù du trên thế gian. Bất kể ta phú quý hay bần hàn, tham tàn hay nhân hậu, Văn Hậu hay Văn Quyết thì sẽ đến ngày ta phải hạ huyệt. Các nhà khoa học gọi quy luật đã tạo ra toàn bộ những điều đau khổ trên là sự gia tăng của “Entropy” - đại lượng dùng để chỉ mức độ rối loạn & độ ngẫu nhiên trong một hệ thống (hồi lớp 10 & 11 già được Cô Giáo Khánh Vân & Sam Sam dạy nhưng đầu óc u mê, ko hiểu ra được, hic).

 

Giải thích 1 cách ngắn gọn là: Theo thời gian, vũ trụ vận hành theo hướng chuyển lưu tất cả mọi thứ thành cát bụi.

Loài người đã có ~300.000 năm rong ruổi trên Trái đất này, nhưng rất rất rất nhiều cá thể Homo Sapiens ngày nay chỉ còn là cát bụi. Thế giới đã tồn tại ~4,5 tỷ năm và ngày nay chỉ hoạ hoằn, may mắn lắm, ta mới lại tìm thấy được hóa thạch cùng dấu tích từ sự sống trong quá khứ.

 

Rồi tất cả những ai đang đọc bài viết này cũng sớm trở thành cát bụi, trở về với vũ trụ & bị lãng quên y vậy. Sự vĩnh cửu, trường tồn - những niềm tin này hấp dẫn bởi vì chúng chỉ là giấc mộng Nam Kha.

 

Nhưng lỗi thuộc về… chúng ta, chứ đâu phải là vũ trụ. Quy luật hỗn loạn của vũ trụ ko tự thân nó mang bản chất khổ đau, mà vì chúng ta muốn nỗ lực duy trì trật tự & kiến tạo nên mới tạo ra sự đau khổ.

 

Con người là một giống loài có xu hướng dễ chán & lãng quên. “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” là phát biểu rất chuẩn xác dưới góc nhìn tâm lý học. Chúng ta có xu hướng lờn mùi khi ngửi mùi gì đó quá lâu, tương tự với thính giác, thị giác, vị giác và xúc giác.

Do đó, chiến lược phát triển bền vững của một doanh nghiệp ko bao giờ là “duy trì”, mà phải nhắm vào việc “mở rộng” - sao cho tốc độ tiếp cận người mới nhanh hơn tốc độ người cũ bỏ đi.

 

Coca Cola đã gần như trở thành biểu tượng thế kỷ, nhưng họ luôn phải đổ hàng tấn tiền để lập các chiến dịch quảng cáo, cũng như ra mắt sản phẩm mới nhắm vào giới trẻ. Họ muốn thương hiệu của họ tiếp tục sống trong tương lai, chứ ko để nó bị tàn phai cùng những thế hệ đầu bạc mái. Chẳng nhà quảng cáo nào muốn chiếm sóng trên một kênh dành cho người già - vì đó là thế hệ tiêu thụ kém, còn giới trẻ lại là thế hệ sẽ tiêu thụ chánh trong tương lai.

 

Do đó, “Hãy để mọi thứ tự nhiên” là một lời khuyên tệ hại, bởi vì mọi thứ luôn diễn biến theo chiều hướng nhạt nhoà, phân rã & bị mọi người lãng quên, vì vậy ta luôn cần phải tập trung & bỏ công sức ra bù vào phần bị mất.

Mỗi ngày.

Ta phải liên tục cấp năng lượng để mọi thứ tiếp tục chuyển động. Entropy khiến một viên đá luôn luôn tan thành nước, nhưng khoa học đã giúp ta biết cách giữ viên đá ấy ko bao giờ tan trong tủ lạnh, tất nhiên bằng cách dùng năng lượng từ những nguồn khác (như điện).

 

Điểm tích cực của Entropy là nó cũng giúp đỡ nhân loại trong việc dẹp bỏ những thứ ko cần thiết: bất kể thứ gì loài người ko quan tâm, chỉ cần ngừng nỗ lực duy trì nó, vũ trụ sẽ giúp thứ ấy biến tan.

 

Chính Entropy giúp chúng ta có mục đích sống, để mỗi sáng thức dậy có thể biết rằng sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì điều gì, & cần buông bỏ điều gì, dẫu rằng bản thân việc buông bỏ hay duy trì cũng chưa bao giờ là dễ dàng.

 

Ví dụ: để duy trì hôn nhân, ta cần lo chuyện tài chính, thấu hiểu đối tác (vốn luôn thay đổi từng sagna), thỏa hiệp trong chuyện nuôi dạy con cái, làm quen với những rắc rối với thông gia, đối mặt với những khả năng bạn đời (hoặc chính ta) có tình cảm với green-trà,… bla bla. Và chỉ một trong những thứ ấy gặp vấn đề, nhiều khả năng hôn nhân của ta cũng sụp đổ. Rắc rối xuất hiện ngay khi một điều kiện nào đó trục trặc, trong khi an toàn chỉ hiện hữu khi ta duy trì được TẤT CẢ điều kiện ở mức ổn trong cùng một lúc.

 

Nhận thức được tỉ lệ hiếm hoi của những thứ phi thường, ta sẽ biết rằng nên bắt đầu làm gì đó tốt hơn ngồi 1 chỗ để cầu may. Xác suất để mọi người xung quanh đều thấu hiểu và yêu quý chúng ta cũng thấp tương tự, nên hãy đứng lên làm gì đó để giúp họ hiểu ta, thay vì buông xuôi.

 

Entropy tiết lộ cho ta biết rằng cảnh giới cao nhứt của cuộc sống này là sự bền vững, & việc ta tìm sai người, làm sai việc, chọn sai mức áp lực là tương đối phổ biến nên ko có gì phải quá đau khổ... Vì mọi thứ liên tục diễn biến theo chiều hướng giảm dần, nên việc cố gắng tìm kiếm thứ gì đó có nội hàm bền ổn định, vĩnh cửu và trường tồn là 1 nỗ lực ảo tưởng có thể khiến ta chìm trong sự bất hạnh khi ko tìm được, thay vì chấp nhận sự thực đơn giản rằng: những thứ ta trân quý dần thoái trào nếu ta có ngừng cố gắng.

 

Entropy cũng dạy ta rằng bản chất của mọi thứ đều vô nghĩa và để tự nhiên chỉ có lụi tàn, chứ ko thể khấm khá lên được. May mắn thì họa hoằn & việc khuất phục vũ trụ dường như lúc nào cũng khó khăn. Ta chỉ có quyền chọn 1 trong 2: hoặc nản lòng sụp đổ hoặc trầm trồ vì mọi thứ thật thú vị.

 

Để được bền lâu thì mọi sự xuất chúng đều cần được thiết kế nên, chứ ko phải phát hiện ra. Không có thiên tài nào không cố gắng nhưng vẫn duy trì được năng lực thiên phú của mình. Ko như cách mà các đầu sách self-help, chiêm tinh & bói toán rêu rao, khả năng ta nắm giữ sẵn một kho báu chưa khai phá là cực thấp, thấp đến mức phi thực tế, mà chỉ những nỗ lực để biến bản thân trở thành kho báu mới khả thi.

 

Hãy biết rằng rắc rối rất dễ xảy ra, kể cả trong công việc hay trong các mối quan hệ. Ta ko chỉ cần làm tốt, mà cần phải liên tục làm tốt. Sự liên tục nỗ lực ấy chính là bản chất của cuộc sống. Nhưng bản chất của vũ trụ này là thế, chẳng có gì phải buồn vì một thứ ta không thể kiểm soát được cả.

Bí quyết là hãy luôn phát triển mạnh hơn mức độ hỗn loạn của Entropy.

Cre: Truong Quoc Hung

Đăng tại Lifestyle

Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm qua đã khóc trong buổi lễ kêu gọi thành lập “Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19”. Không mấy khi thấy một nguyên thủ khóc trước quốc dân đồng bào. Tôi nghĩ đó là một sự xúc động mãnh liệt với tư cách một người trần mắt thịt đứng trước nghĩa cử đoàn kết của quốc gia, dân tộc.

Giọt nước mắt đó chứng minh rằng người dân đang được cầm trịch bằng một Chính phủ thực tế, không hoa mỹ hoặc lạc quan tếu nhưng biết hành động. Thủ tướng chính là người đề xướng và chủ trì chính sách mở cho vắc xin, huy động mọi nguồn lực. Chính ông cũng xác định vắc xin là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết đinh để thoát khỏi đại dịch. Trong sự xúc động cá nhân, ông đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người mọi giới đang cùng nhau xây dựng một “ngôi nhà lớn” Việt Nam an toàn, mạnh khỏe và thịnh vượng.

AChinhThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ

Dẫu nhiên việc tiêm vắc xin miễn phí cho dân là nhiệm vụ. Nhưng quốc gia còn nghèo, khi thủ tướng khóc, nghĩa là tất cả đã hiểu được điều đó. Sẽ có công dân thắc mắc về tiền thuế, về nghĩa vụ phúc lợi của quốc gia đối với công dân... Tuy nhiên, tôi tin rằng đứng trước đại cục và sự chân thành, không ai không sẵn lòng nối vòng tay lớn.

Chỉ trong một ngày phát động, Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận 1.036 tỷ đồng và cam kết ủng hộ 6.600 tỷ đồng. Vẫn những gương mặt thân quen đó: Golf Long Thành 500 tỷ đồng, Vingroup 480 tỷ, Novaland 100 tỷ, Masan 60 tỷ, Hưng Thịnh 50 tỷ, TNG Holdings Vietnam và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB đã ủng hộ gần 50 tỷ... nhiều không kể xiết.

Những doanh nghiệp, doanh nhân đang lo cho hàng triệu lao động, đang trầm mình trong bế tắc sản xuất và giao thương, nhưng khi quốc gia hữu sự chưa bao giờ vắng họ. Lặng lẽ khiêm nhường và đầy trắc ẩn.

Có cả chúng ta trong đó, những người dân chưa tiếp cận vắc xin nhưng không phân bì tị nạnh, không nao núng; vẫn biết nhẫn nại đợi chờ và biết thương người khổ hơn mình. Dù nhiều dù ít, những giọt nước nhỏ vẫn miên mãi chảy góp thành biển lớn. Chúng ta có thể giàu nghèo khác nhau nhưng giống nhau một cường độ lòng nhân, tình đoàn kết mạnh mẽ.

Tôi vẫn mặc niệm câu châm ngôn: “Nhà nghèo nhờ con hiếu, nước nạn cậy trung thần”. Con hiếu thì lòng dân đã bày, trung thần là lúc lãnh đạo sẽ tỏ. Có một nguồn năng lượng đoàn kết vô biên này, lãnh đạo sẽ cố công xứng đáng với nó.

Tiền không còn là vấn đề lớn, lãnh đạo sẽ tự tin đàm phán vắc xin. Và tôi cũng như nhiều người, ước sao có thật nhiều nguồn vắc xin để nhân dân có thể tự do lựa chọn. Vắc xin Tàu đương nhiên sẽ tự động bị loại ra trong lựa chọn tự do của đa số.

Bây giờ có lẽ không phải lúc trách cứ nhau. Quốc gia như một gia đình, khi hữu sự hãy lắng lòng ngồi xuống cùng nhau bước qua khó khăn, việc này việc kia xin để hạ hồi. Quốc gia đang tảo tần như mẹ, mà chẳng có người mẹ nào không muốn mang điều lành về cho những đứa con yêu.

Hãy cầm tay, bình tâm và tin tưởng!

 

baianhtuong anh1 RLQN

Tác giả - Nhà báo Nguyễn Tiến Tường, ngoài viết báo, anh còn là một Nhà thơ, Nhà văn, KOL trên mạng xã hội. Nhờ tài năng biến hoá trong từng con chữ, lối viết vừa hoa mỹ, vừa dễ gần làm cho bạn đọc như bị anh ru ngủ vào mê hồn trận của chữ nghĩa.

Hài hước, sâu sắc, thiện tâm... rất nhiều bài viết mang hơi thở thời cuộc đã đem lại cho anh một lượng fans hâm mộ khổng lồ trên Facebook.

Song song với việc làm thơ, viết văn về đề tài cuộc sống giữa thành thị, nông thôn thuở thiếu thời, Nguyễn Tiến Tường còn là một tay phím sắc sảo trên mạng xã hội với các chủ đề nóng, những đề tài phản biện của anh thu hút hàng chục nghìn lượt thích, bình luận, gợi mở ra nhiều nút thắt, suy nghĩ và mong muốn của cộng đồng những người sử dụng mạng xã hội.

Sách đã xuất bản: Tập thơ Một giấc thị thành (2018)

 

 

Đăng tại Có gì mới?

PR TRÊN BÁO CHÍ - TRANG TIN - MXH   


 

LOGO-TONGHOP

Spotlight Vietnam 2018 @ 2025


Giấy phép số 279/GP-BTTTT cấp ngày 13-05-2021 

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Spotlight Việt Nam

 Địa chỉ: 156 Chiến Thắng, P9, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM 

Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Nguyên Thảo (Cỏ) 

Hotline: 0345 700 300

Liên hệ hợp tác - bảo trợ truyền thông: 

trannguyenthao.pv@gmail.com