Thương hiệu Bố già luôn đi theo một ranh giới giữa thực tế và viễn tưởng. Đặc biệt là khi mọi người ngày càng thần tượng cái tên gia đình Corleone. Thực hư về chuyện này ngày càng được bàn tán. Nếu các bạn đọc bài viết này, hẳn các bạn đang có thắc mắc: Những tên Mafia nào đã truyền cảm hứng cho Bố già? Những sự kiện trong bố già có xảy ra thật không? Chuyện gì đã xảy ra với Ngũ đại gia đình? Mời các bạn đọc tiếp.
Còn bây giờ, hãy điểm qua 5 nguồn cảm hứng, giúp Mario Puzo sáng tác nên tiểu thuyết tuyệt vời này nhé!
1. Gia đình Corleone có thật không?
Trước hết, phải xác thực 1 điều:
Gia đình Corleone trong tiểu thuyết bố già không có thật.
Cái tên Corleone Mafia liên quan đến thành phố ở Sicily, đây là một trong những tổ chức Mafia khủng bố và tàn độc nhất trong lịch sử. Corleone không phải là họ của 1 gia đình.
Vậy tất cả đều là hư cấu ư? – Chà! Không hẳn. Nhân vật và sự kiện trong truyện đều được truyền cảm hứng từ những nhân vật và sự kiện có thật.
2. Sự tồn tại của 5 gia đình Mafia
Năm 1931, Có 5 gia đình Mafia điều hành New York:
• Bonanno
• Colombo
• Gambino
• Genovese
• Lucchese.
Những gia đình hoạt động khá giống cái cách mà truyện Bố già kể lại. Họ đấu đá, mua chuộc nhau và giành giựt từng lợi ích một. Ước tính cả 5 gia đình này có hơn 3000 thành viên, tính luôn cả những quan hệ chính trị quyền lực của họ.
Sự tồn tại của những tổ chức Mafia ngày nay không còn uy quyền như xưa. Năm 2011 FBI đã bắt được “bố già” của gia đình Colombo.
Cùng với đó, rất nhiều chuyên án triệt phá đường dây ma túy của các tổ chức Mafia này nổ ra, chi tiết các bạn có thể đọc: https://www.bbc.com/news/world-us-canada-47566981
Nhưng sau đó vẫn không có gì chứng minh là các tổ chức tội phạm này đã chết luôn cả.
3. Don Vito Corleone được truyền cảm hứng từ ông trùm khét tiếng Frank Costello.
Don Vito Corleone có những điểm tương đồng với một số tên tội phạm ngoài đời thực. Có người cho rằng ông giống với Joe Profaci, người đã tận dụng việc phân phối dầu ô liu của mình làm bình phong cho các hoạt động phi pháp.
Người khác lại thấy giống Carlo Gambino hơn, ở phong cách yên tĩnh, không hào nhoáng trên đường quyền lực.
Nhưng Corleone gần giống nhất với Frank Costello, được biết đến với cái tên Thủ tướng Chính phủ của Mafia. Costello không thích được chú ý, Ông chọn giải pháp bạo lực bất cứ khi nào có thể, đồng thời linh hoạt sử dụng ngoại giao và quan hệ sâu rộng trong chính trị, kinh doanh để duy trì quyền lực.
Trên phiên bản phim chuyển thể, Marlon Brando thậm chí còn cố dùng giọng nói khàn khàn của Costello, sau khi ông nghe băng ghi âm của Costello làm chứng cho Ủy ban Kefauver về Tội phạm có tổ chức.
4. Sòng bạc Moe Greene là sự mô phỏng của gã trùm Bugsy Siegelftime.
Trong Bố già, Moe Greene được ghi nhận đã đưa Las Vegas vang danh thế giới. Trên thực tế, công lao đó thuộc về Bugsy, người đã xây dựng nên Flamingo, hiện là khu nghỉ mát lâu đời nhất trên Dải Las Vegas.
Greene bị bắn vào mắt vì đã phản bội gia đình Corleone, Siegel trên thực tế cũng tương tự. Ông bị bắn vào đầu sau khi nhận cáo buộc lấy trộm tiền từ băng đảng khác để xây dựng sòng bạc của mình.
Việc nhà Corleone tiếp quản hoạt động kinh doanh cờ bạc Greene, giống như cá cách mà băng đảng khác đi vào Flamingo và tiếp quản hoạt động nơi này.
5. Ý là nơi dung túng những tên trùm Mafia khi họ gặp sự cố ở Mỹ.
Micheal Corleone đã chạy tới Ý nương náu sau khi ra tay sát hại viên chỉ huy cảnh sát. Phân cảnh này được truyền cảm hứng bới rất nhiều những ông trùm Mafia khác.
Ý như là nơi dung túng của họ, chờ cho tình hình ở Mỹ dịu xuống, họ mới quay trở về. Ông trùm Genovese là một ví dụ. Ngoài ra còn có Lucky Luciano – người chạy đến Ý và không bao giờ trở lại nữa. Ông đã kết hôn và sống luôn tại đây.
Lời kết
Sau khi mình viết về âm mưu tham độc của đại gia đình Mafia. Cũng như sự láu cá, ma mãnh của Don Vito Corleone trên chiến trường quyền lực. Nhiều bạn comment hỏi về sự thật của những câu chuyện này.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp các thắc mắc của mọi người. Còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy tiếp tục comment nhé!