Tranh cãi về di sản khoa học và người vợ đầu tiên của Einstein

Viết bởi 
29/06/2021 - 01:06

242.enstein0

Một câu chuyện có thật về Mileva Einstein - người vợ đầu tiên của thiên tài Albert Einstein.

 

Năm 1896, có hai sinh viên cùng vào một trường đại học Thụy Sĩ, một người là Mileva Marić, 20 tuổi người Serbia, người kia là Albert Einstein, 17 tuổi, người Đức. Cả hai đều học vật lý, tham gia một số khóa học giống nhau và trong nhiều khóa học đó, họ nhận được kết quả khóa học là những điểm số, thành tích tương đương nhau. Họ học cùng, sau đó yêu và cưới nhau.

 

Einstein tiếp tục theo đuổi ngành vật lý hiện đại. Marić phải đối mặt với hàng loạt thất bại cá nhân sau đó trong khi sự nghiệp của cô đáng lẽ phải bắt đầu tốt hơn do thành tích học tập và nghiên cứu chả thua gì chồng mình. Nhiều thập kỷ sau, những bức thư, lời kể qua ký ức của người quen, tiểu sử của họ đã được xuất bản, và kể từ đó, các học giả đã tranh cãi về việc Marić nên được ghi nhận bao nhiêu cho những đóng góp đáng kinh ngạc của Einstein trong lĩnh vực vật lý.

 

Einstein’s Wife - cuốn sách mới nhất về lịch sử gây tranh cãi này, có ba tác giả. Nhà sử học khoa học David Cassidy trình bày lịch sử dựa trên bằng chứng về cuộc đời của Marić và cuộc hôn nhân của cô với Einstein. Allen Esterson, một cựu giảng viên vật lý và toán học, phân tích những tuyên bố về ảnh hưởng và đóng góp của bà. Và Ruth Lewin Sime, nhà hóa học và là tác giả của cuốn Lise Meitner: A Life in Physics năm 1996, cung cấp bối cảnh lịch sử về tình trạng của các nhà khoa học nữ hiếm có trong thời đại đó.

 

Marić đã phản đối các lệnh cấm phụ nữ tham gia các khóa học vật lý và toán học bằng cách chuyển đến các quốc gia và cơ sở giáo dục mở các khóa học cho phụ nữ và bà đã luôn đạt điểm cao. Viện Bách khoa Thụy Sĩ ở Zurich (sau này là Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, hay ETH Zurich) là một trong số đó. Tại đây, bà và Einstein được xác nhận rằng họ đều giỏi toán như nhau. Trong môn vật lý, thành tích hơi thiên về Einstein.

Trong các bức thư của Einstein gửi cho bà vào thời điểm đó, ông viết nhiều lần về các ý tưởng ''chuyển động tương đối và lực phân tử'' - mà sau này ông trở nên nổi tiếng - bằng cách sử dụng các từ “chúng tôi” và “của chúng tôi”.

 

Trong vài năm tiếp theo, con đường sự nghiệp của Marić đi xuống: điểm thi kém, bị từ chối bằng tốt nghiệp, mang thai khi chưa kết hôn và năm 1902 sinh ra một bé gái, theo các lời đồn đại thời ấy là đứa trẻ đã chết hoặc được nhận làm con nuôi. Cuối cùng cô và Einstein kết hôn ''vì lời hứa của cả hai'' vào năm 1903 và bước vào vai trò nội trợ truyền thống, bà có thêm một đứa con nữa vào năm 1904. 

Sau đó là năm kỳ diệu của Einstein: bài báo năm 1905 của ông về lý thuyết nguyên tử, lượng tử và thuyết tương đối đã thay đổi chương trình nghị sự cho ngành vật lý thế giới. Năm 1919, hai người ly hôn sau 16 năm chung sống, có 3 đứa con. 

 

Marić không công bố bất kỳ nghiên cứu nào cũng như không tuyên bố công nhận cho bất kỳ điều gì mà Einstein và bà đã làm cùng nhau. Vì vậy, tất cả các lập luận ủng hộ và chống lại sự tham gia của bà vào các kỳ tích của Einstein chỉ là gián tiếp. 

 

Một tiểu sử năm 1969 về Marić của giáo viên khoa học trung học Desanka Trbuhović-Gjurić khẳng định rằng phần đóng góp của cô trong thành công của Einstein là "rất lớn và quan trọng". Phán quyết đó dựa trên tin đồn từ những người đương thời, thành công học tập ban đầu của Marić và người để lại tiền thưởng Nobel năm 1921 của Einstein cho cô ấy như một phần của dàn xếp ly hôn.

Sau đó, nhà ngôn ngữ học Senta Troemel-Ploetz và Evan Harris Walker, một nhà vật lý và nhà cận tâm lý học, đã giải thích những bức thư mà cặp đôi viết cho nhau và cho những người khác (cùng với các cuộc phỏng vấn với con trai của họ Hans-Albert) để cho thấy rằng Marić là nhân vật trọng tâm trong quá trình nghiên cứu khoa học của Einstein. Trong nhiều năm, câu chuyện này đã được lặp đi lặp lại trong một ngành công nghiệp xuất bản.

 

Tất nhiên, những đóng góp của một phụ nữ không được công nhận bằng những bằng chứng cụ thể sẽ khó có thể gây ngạc nhiên cho nhân loại. Kể từ khi ngành khoa học chuyên nghiệp ra đời vào thế kỷ 19, các nhà khoa học nữ với những ngoại lệ đáng chú ý thường không được công nhận cho công  việc nghiên cứu của họ. Hơn nữa, những cộng sự là nam giới thường được thừa hưởng kết quả như anh trai, cha hoặc chồng của họ - điển hình như nhà thiên văn học Caroline Herschel hoặc nhà hóa học Marie-Anne Lavoisier. Bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ để khắc phục tình trạng này, chẳng hạn như WikiProject Women Scientific trên Wikipedia, nó vẫn tồn tại.

 

Nhưng việc Marić không được ghi nhận không có nghĩa là cô ấy đã đóng góp, và Esterson đưa ra lập luận phản bác. Anh ấy theo dõi và phân tích cặn kẽ từng nguồn gốc khác nhau. Chẳng hạn, anh nhận thấy rằng việc Einstein sử dụng “chúng tôi” và “của chúng tôi” không nhất thiết ám chỉ một sự hợp tác thực sự vì một số lý do: Bản thân Mileva dường như không đề cập đến thuyết tương đối hẹp, không lặp lại các đại từ trong các lá thư của bà ấy và có lẽ không có cơ sở để đóng góp cho chủ đề này.

 

 

Câu chuyện của Esterson rất chi tiết và đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể bằng những lá thư thực tế họ gửi cho nhau, nhưng cũng khá khó hiểu. Không thể phỏng đóan câu chuyện chỉ dựa trên những lập luận từ ám ảnh của cá nhân.

 

Các nhà sử học có uy tín như Gerald Holton cũng đã bác bỏ những tuyên bố về đóng góp của Maric. Nhưng tất cả những tuyên bố này đều quá mỏng manh. Những câu chuyện được Esterson trích dẫn giống như ''tiểu thuyết'' của người hâm mộ, trích dẫn tin đồn từ người thân, giải thích quá mức các sự kiện hoặc tường thuật các cuộc trò chuyện và sự kiện mà không ai ngoài Marić và Einstein có thể biết. Không có bằng chứng nào tồn tại cả hai cách.

 

Đâu đó dưới sự ồn ào và khói bụi thời gian là con người thật mà bằng chứng của Cassidy cho thấy: Một người phụ nữ thông minh, người đã làm việc chăm chỉ để có được một nền tảng giáo dục đòi hỏi trí tuệ để rồi phải chịu đựng những cú đánh sâu sắc như là... sinh ra nhầm thế kỷ vì ''bị coi thường giới tính''.

Chúng ta không thể để thêm một ''Mileva Marić'' nào trưởng thành trong thế kỷ XXI mà phải đối mặt với tình trạng thiếu tín nhiệm, phân biệt tầm nhìn, khả năng về trí tuệ... - và đó sẽ chỉ là một trong danh sách dài những rào cản và thành kiến đối với phụ nữ.

 

Cỏ (dịch)

 

BOOKING BÁO CHÍ - TRANG TIN - MXH   


 

LOGO-TONGHOP

©SpotlightVietnam2020 


 279/GP-BTTTT cấp ngày 13-05-2021 

Cơ quan chủ quản: Công ty Truyền thông Spotlight Vietnam

 Địa chỉ: 156 Chiến Thắng, P9, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM 

Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Nguyên Thảo 

Hotline: 0345 700 300

Liên hệ hợp tác - bảo trợ truyền thông

[email protected]