Trong giới ẩm thực các món ăn Địa Trung Hải, hẳn nụ bạch hoa sẽ là gia vị phổ biến nhất được ưa thích do mang hương vị đặc trưng cay nồng hấp dẫn. Ở bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc, đặc tính cũng như giá trị dinh dưỡng và tác dụng của nụ bạch hoa mang lại ích lợi như thế nào.
Nụ bạch hoa có tên khoa học chính thức trong giới thực vật học là Capparis Spinosa, một số vùng thường gọi theo tên tiếng Anh là Caper và chúng ta thường gọi bằng tên phổ thông là Bạch Hoa. Nụ bạch hoa thuộc họ Capparaceae và thường được thu hoạch khi còn là những nụ hoa chưa kịp nở của một loại cây bụi.
Nụ bạch hoa
Loài thực vật này có nguồn gốc lâu đời từ vùng Địa Trung Hải. Thuở xưa, từ những thời cổ đại, người dân vùng Địa Trung Hải đã phát hiện ra sử dụng nụ bạch hoa như một loại gia vị dùng trong các bữa ăn hằng ngày và trang trí cho món ăn thêm bắt mắt. Nụ bạch hoa có hương vị cay và có độ nồng vô cùng cao, vì thế có thể nói nụ bạch hoa cũng tương tự như các gia vị ớt, tiêu hay mù tạt.
Với nụ bạch hoa, người ta thu hoạch và phơi hoặc sấy ráo, được đóng gói, bảo quản hay ướp kỹ trong nước muối nhằm phục vụ mục đích lưu trữ lâu dài. Do đó, khi mua các sản phẩm nụ bạch hoa về, bạn cần chú ý trước khi đưa vào chế biến, sử dụng, chúng ta cần phải rửa sạch kỹ bằng nước lạnh để rột bỏ lớp muối dư thừa còn đọng lại ở nụ bạch hoa.
Không chỉ biết đến đó là một loại gia vị có mặt xuất hiện từ rất lâu đời, nụ bạch hoa cũng mang nhiều công dụng khác trong việc ứng dụng hỗ trợ chăm sóc cho sắc đẹp và cải thiện sức khỏe. Nụ bạch hoa có chứa nhiều loại vitamin, chất khoáng và lượng lớn các lợi chất, giúp cung cấp năng lượng cũng như mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Do có chứa một lượng lớn chất sắt, nên có lợi ích cho những người đang mắc phải vấn đề với đường tiêu hóa.
- Chống lão hóa da: Sử dụng nụ bạch hoa có thể giúp cho chúng ta có những lợi ích lớn về cải thiện làn da, trong đó tác dụng chống lão hóa da nhờ vào các chất chống oxy hóa mạnh và lượng vitamin có sẵn trong nụ bạch hoa.
- Chữa các bệnh ngoài da: Thuở xưa, người ta không chỉ dùng nụ bạch hoa như một gia vị cho ẩm thực, mà còn như một phương thuốc dân gian giúp chữa trị các bệnh ngoài da như viêm nhiễm, loét da,… Các vết thương ngoài da như loét da, bị nhọt, sưng tấy hoặc côn trùng, rắn cắn gây độc, thì chỉ cần dùng nụ bạch hoa tươi giã ra và dùng đắp trực tiếp lên vết thương, trong chốc lát vết thương sẽ giảm đi nhanh chóng.
Ngoài ra, bạch hoa còn được biết đến như một phương thuốc dân gian chữa trị rất hay trong các bệnh ngoài da, huyết áp, táo bón, bong gân,..
Với các bệnh về huyết áp, những người bị tăng huyết áp đột ngột nên sử dụng nụ bạch hoa nhiều hơn để giúp cải thiện sức khỏe. Chuẩn bị nụ bạch hoa hoặc toàn thân cây tầm 16 gram, kết hợp cùng 20 gram lá dâu tươi, 12 gram hoa đại, 16 gram hạt muồng, 12 gram cỏ xước và 12 gram ích mẫu. Tất cả đem sắc nhuyễn và tiến hành hãm, sử dụng mỗi ngày một thang, sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng tăng huyết áp.
Với các bệnh như táo bón, bạn có thể dùng nụ bạch hoa để nấu canh, hoặc xào cùng giấm, chanh, tắc tùy thích. Chứng táo bón sẽ nhanh chóng được cải thiện ngay chỉ sau hơn một giờ.
Với những người mắc bệnh phong thấp, bạn có thể kết hợp nụ bạch hoa cùng dây đau xương, thổ phục linh theo tỉ lệ 1:1:1,5 và sắc uống mỗi ngày một thang.
Các bệnh như sưng đau, chấn thương khớp, bong gân, trật khớp,… bạn có thể dùng nụ bạch hoa, cam thảo đất kết hợp sắc hãm nước uống hoặc giã nhuyễn cùng bột, cơm dẻo và đắp lên vùng chấn thương.
Những người đang trong quá trình trị mụn, sưng nhọt có thể dùng nụ bạch hoa đắp sau lớp màn gạc vết thương trong vòng nửa giờ. Lưu ý đắp cách xa, không đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương tránh gây tình trạng bỏng da.
Nụ bạch hoa mang đến nhiều công dụng có ích cho việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, hiện nay cũng đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng nhiều hơn không chỉ trong làm gia vị món ăn, trong ẩm thực mà còn trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hữu hiệu.
Bạn có thông tin gì mới không?