Sáng 15-10 tại đường sách Nguyễn Văn Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi ra mắt sách ‘’Nghệ thuật chỉ huy dàn nhạc và hợp xướng’’ của Giảng viên - Tiến sĩ Nguyễn Bách do Đồng Hành Art phối hợp với NXB Phụ nữ Việt Nam, NXB Tổng hợp xuất bản.

 

Nghệ thuật chỉ huy dàn nhạc và hợp xướngHoà âm vui là hai tác phẩm vô cùng cần thiết, hữu ích cho những người đang theo học, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực âm nhạc, văn hoá nghệ thuật, nhất là các ca đoàn, dàn nhạc, dàn kèn tại các giáo xứ. Sách cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức căn bản về điều kiển ban hợp xướng, ca đoàn và điều khiển dàn nhạc. 

 

Hiện nay, tài liệu tiếng Việt về nghệ thuật chỉ huy khá khan hiếm, nên có nhiều người đã từng điều khiển ban hợp xướng nhà thờ, trường học hoặc muốn bước vào lĩnh vực điều khiển, nhưng không có tài liệu học tập nghiên cứu. Vì vậy, cuốn sách là tài liệu cực kỳ cần thiết trong lĩnh vực chỉ huy dàn nhạc.

 

Với kinh nghiệm nghiên cứu, trải nghiệm nhiều thập niên trong lĩnh vực âm nhạc, thầy Nguyễn Bách đã tỉ mỉ, dày công đưa những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ đại chúng đến hàn lâm đi vào sách bằng phong cách ngôn ngữ dễ đọc, dễ hiểu. Từ đó giúp cho những người yêu âm nhạc, làm việc với âm nhạc phần nào ‘’nạp’’ thêm kiến thức, soi chiếu những hiểu biết cá nhân và tham khảo thêm thông tin để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

 

392890011 1535767563860572 7958638488720030227 n

Tiến sĩ Nguyễn Bách tặng hoa cho đại diện Nhà xuất bản, bìa phải: Nhạc trưởng Hoàng Mạnh Hà - Công ty Đồng Hành Art

 

Nội dung chính của cuốn sách gồm ba phần:

1. Phần I: Kỹ thuật điều khiển tổng quát

2. Phần II: Chỉ huy hợp xướng

3. Phần III: Chỉ huy dàn nhạc

 

391547551 1535767483860580 4910696385992673631 n

 

Phần I trình bày về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật điều khiển đã được hệ thống hóa theo tiêu chuẩn quốc tế như: thế đứng trong khi chỉ huy, biểu đồ hướng dẫn đánh các loại nhịp với kỹ thuật non espressivo, espressivo, molto espressivo – legato, staccato, marcato, kỹ thuật khởi tấu và chấm dứt, kỹ thuật “hot stove”, kỹ thuật diễn tả cường độ, kỹ thuật sử dụng tay trái, kỹ thuật điểm bè, v.v…

 

Phần II đề cập các vấn đề liên quan đến ban hợp xướng, từ việc thành lập hoặc chấn chỉnh ban hợp xướng, cách sắp xếp, tổ chức tập dượt đến phương pháp huấn luyện. Ngoài ra, chúng tôi hướng dẫn cách phân tích nhạc phẩm, nêu lên những tiêu chuẩn để xét giá trị của bản nhạc nhằm mục đích giúp người chỉ huy hợp xướng nắm được những yếu tố để đánh giá một nhạc phẩm trước khi quyết định chọn để tập. 

 

Phần III đề cập đến khái niệm về nhạc khí, các loại dàn nhạc và cách sắp xếp dàn nhạc. Mục đích của phần này là giúp người đọc làm quen với các loại nhạc khí và chỗ ngồi của các nghệ sĩ trong dàn nhạc để không bỡ ngỡ khi có dịp chỉ huy hợp xướng hoặc dàn nhạc.

Bên cạnh nội dung chính còn có phần phụ lục để hỗ trợ thêm cho người học, đặc biệt là Phụ lục 3, “Tra cứu thuật ngữ chuyên ngành” và Phụ lục 4, “Danh mục các hình và biểu đồ liên quan đến kỹ thuật chỉ huy”. Đây là hai phụ lục chưa có trong lần xuất bản trước đây.

 

Sau buổi lễ ra mắt, độc giả có thể tìm sách tại:

 

- Đồng Hành Art School (654/12 Lạc Long Quân, phường 9, Tân Bình.

- Nhà sách online Tiki

- Các nhà sách Công giáo: Nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Dòng Chúa Cứu Thế), Nhà sách Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, Nhà sách Chí Hoà

- Hệ thống nhà sách Phương Nam 

- Nhà sách NXB Phụ Nữ Việt Nam

- Nhà sách NXB Tổng hợp TPHCM

 

thầy nguyễn bách

Tác giả Nguyễn Bách

 

Sinh năm 1957, là Cử nhân nghệ thuật chuyên ngành Chỉ huy dàn nhạc. Ông cũng Tốt nghiệp về Kỹ thuật phòng thu tại Munich, Đức, Thạc sĩ nghệ thuật chuyên ngành Nghệ thuật Âm nhạc, Tiến sĩ nghệ thuật chuyên ngành Âm nhạc học. Là nhà sáng lập hệ thống Trường Âm nhạc B.A.C.H. Ông từng công tác giảng dạy tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh (1999 đến 2010), Giảng viên của Khoa Thiết kế - Nghệ Thuật, Đại học Hoa Sen từ 2020 đến nay, Hội viên Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh, Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Thành viên Ban biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, nhà sáng lập và chỉ huy Ban hợp xướng và Dàn nhạc SUỐI VIỆT từ 2003. Tiến sĩ Nguyễn Bách có gần 40 năm kinh nghiệm dạy nhạc, chỉ huy hợp xướng và dàn nhạc nhà thờ và ở nhiều nơi khác.



 

 

 

35 đầu sách về âm nhạc đã xuất bản của tác giả Nguyễn Bách:

 

  1. LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ GIỚI – Tập I, Phần Đại Cương  (Tài liệu lưu hành nội bộ, Tp. HCM, 1988)

    BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THÁNH NHẠC (Germany, 1997)

    TẬP BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ GIỚI, Tập 1 (Nhạc viện TP. HCM, 1999)

    TẬP BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ GIỚI, Tập 1 (Nhạc viện TP. HCM, 1999)

    THUẬT NGỮ ÂM NHẠC Ý – PHÁP – VIỆT (Nxb Âm nhạc, 2000)

    THUẬT NGỮ ÂM NHẠC ANH – ĐỨC – VIỆT (Nxb Âm nhạc, 2000)

    ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT (Nxb Trẻ, 1999. Tái bản lần thứ nhất, 2001)

    ÂM NHẠC THẾ KỶ XX  (Hội Âm nhạc TP. HCM 2001)

    NGHỆ THUẬT CHỈNH ÂM THANH (Tủ Sách “Âm nhạc Điện Toán”; Nxb Âm nhạc, 2002

    GIÚP TRÍ NHỚ VỀ LÝ THUYẾT ÂM NHẠC - Từ trình độ căn bản đến nâng cao (Tủ Sách “Âm nhạc Điện Toán”; Nxb Âm nhạc, 2002)

    MIXER – BỘ NÃO CỦA PHÒNG THU NHẠC (Tủ Sách “Âm nhạc Điện Toán”; Nxb Âm nhạc, 2002)

    MICROPHONE – CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CAO (Tủ Sách “Âm nhạc Điện Toán”; Nxb Âm nhạc, 2002)

    TIẾNG Ý DÙNG TRONG ÂM NHẠC (Nxb Trẻ, 2002)

    SỔ TAY KỸ THUẬT PHÒNG THU  (Nxb Âm nhạc, 2002)

    HÒA ÂM – Từ cổ điển đến hiện đại (Tái bản lần 1 - Nxb Tp. HCM, 2003)

    CUBASE – PHẦN MỀM THU NHẠC TUYỆT VỜI (Tủ Sách “Âm nhạc Điện Toán”; Nxb Âm nhạc, 2003)JAZZ ORGAN – PIANO CHO MỌI NGƯỜI  (Nxb Âm nhạc, 2003

    HỌC KÈN MÉLODION CHO HỌC SINH LỚP  2 (Bộ Giáo dục & Đào tạo, Nxb Âm Nhạc, 2003)

    HỌC KÈN ORGAN ĐIỆN TỬ CHO HỌC SINH LỚP  2 (Bộ Giáo dục & Đào tạo, Nxb Âm Nhạc, 2003)

    DỤ NGÔN CA KHÚC – Tuyển tập thánh ca (Nxb Tôn giáo, 2007)

    TUYỂN TẬP CA KHÚC “MỘT LẦN YÊU”  (Nxb Trẻ, 2008)

    LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT PHÒNG THU - Giáo trình năm thứ nhất, (Nhạc viện TP. HCM, 2008)

    LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT PHÒNG THU - Giáo trình năm thứ hai, (Nhạc viện TP. HCM, 2008)

    LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT PHÒNG THU - Giáo trình năm thứ hai, (Nhạc viện TP. HCM, 2009)

    NGHỆ THUẬT CHỈ HUY HỢP XƯỚNG & DÀN NHẠC (Nxb Trẻ, 2010)

    LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CĂN BẢN (Nxb Thanh Niên, 2011)

    THUẬT NGỮ ÂM NHẠC VIỆT – ANH – Ý – PHÁP – ĐỨC (Nxb Thanh Niên, 2011, tái bản có bổ sung, 2017)

    HÁT DÂNG TÌNH CHÚA – Tuyển tập thánh ca (Nxb Tôn giáo, 2012)THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC (Nxb Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2017

    NHẠC HỢP XƯỚNG SÀI GÒN (Nxb Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh,2018)

    NHẠC LÝ VUI (Nxb Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2019)

    ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT - sửa chữa, bổ sung (Nxb Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2020)

    TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ÂM NHẠC (Nxb Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2021)

    HÒA ÂM VUI (Nxb Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2023)

    NGHỆ THUẬT CHỈ HUY DÀN NHẠC VÀ HỢP XƯỚNG - sửa chữa, bổ sung (Nxb Phụ Nữ Việt Nam, 2023)

 

 


 

 

 

 

Từ năm 1999, bộ Thuật ngữ âm nhạc Anh Đức Việt Ý Pháp Việt của tác giả Nguyễn Bách đã gây sự chú ý đặc biệt trong giới chuyên môn trên cả nước. Lần đầu tiên có một cuốn từ điển Việt Nam không sắp xếp mục từ theo thứ tự của bảng chữ cái mà theo số Ả Rập. Nhờ sáng kiến đó, các thuật ngữ ở 5 thứ tiếng khác  nhau đều trở nên “bình đẳng”, tiếng nào cũng có thể làm chuẩn để tra cứu sang những ngôn ngữ còn lại. 

 

3b.z.hoangmanhhab092e339b86a7834217b

Tiến sĩ - Nhà giáo Nguyễn Bách trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình HTV trong ngày ra mắt cuốn sách mới: Từ điển giải thích thuật ngữ âm nhạc.

 

Sau khi tốt nghiệp ngành Chỉ huy dàn nhạc tại Nhạc viện TPHCM, Nguyễn Bách không chỉ hoạt động như một nhạc trưởng mà còn biên soạn nhiều tài liệu âm nhạc học bên cạnh bộ thuật ngữ nói trên cùng với không ít những công trình “đầu tiên” mang tính khai phá như:

 

- Thành lập tủ sách Âm nhạc điện toán (thuộc nhà xuất bản Âm nhạc năm 2002) với gần 10 đầu sách về công nghệ âm nhạc (viết về microphone, mixer, nghệ thuật chỉnh âm thanh, sổ tay kỹ thuật phòng thu, v.v.).

- Biên soạn sách giúp trí nhớ về âm nhạc (không cấu trúc theo chương, bài mà chỉ gồm gần 80 bảng tổng hợp các vấn đề âm nhạc từ đơn giản đến phức tạp).

- Viết sách đầu tiên về thưởng thức âm nhạc (music appreciation), v.v.. 

 

Đặc biệt, ban biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã dùng cuốn sách Thuật ngữ âm nhạc Việt Anh Ý Pháp Đức (2011, tái bản lần 3 năm 2019) làm một trong các tài liệu tham khảo và chọn cuốn sách Nghệ thuật chỉ huy dàn nhạc và hợp xướng (2010) của ông làm một mục từ trong phần “Sách, tạp chí”. Ông cũng là một thành viên chính thức của ban biên soạn này.

 

3b.z.hoangmanhha2f70a125587a9824c16b

 

Là một người sinh ra, trưởng thành và hoạt động âm nhạc ở miền Nam nhưng Nguyễn Bách lại bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Âm nhạc học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trong 20 năm tính đến năm 2020, Học viện Âm nhạc Quốc gia có được 41 tiến sĩ âm nhạc học. Nguyễn Bách là một trong số đó và là một trong ba nghiên cứu sinh từ Nhạc viện TPHCM ra Hà Nội bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đây là một điều thuận lợi cho ông để hiểu được những khái niệm, cách gọi khác nhau mang tính địa phương đối với một số thuật ngữ âm nhạc chuyên ngành, chẳng hạn “đa âm – phức điệu”, “âm thể – giọng, cung”, “âm giai – thang âm”, v.v.. Vì vậy, công trình Từ điển giải thích thuật ngữ âm nhạc của ông chắc chắn đáp ứng được nhu cầu tham khảo, tìm hiểu về các mục từ âm nhạc cho giới chuyên môn cũng như người yêu nhạc trên cả nước.

 

Từ nhiều năm qua, âm nhạc đã là đối tượng nghiên cứu, sáng tạo của nhiều công trình, từ nhiều tác giả nhưng vẫn còn thiếu một cuốn từ điển giải thích chính xác, khách quan, tương đối đầy đủ, đề cập đến những khái niệm quan trọng cũng như đặc điểm phát triển âm nhạc qua các thời kỳ. Từ điển giải thích thuật ngữ âm nhạc của Nguyễn Bách (gồm mục từ của nhiều thứ tiếng: Việt, Anh, Ý, Pháp, Đức, Latin, Hy Lạp và Tây Ban Nha) đã làm được điều đó. Đối tượng khảo sát của cuốn từ điển này là những từ và nhóm từ mang nội hàm cần được giải thích không chỉ cho những ai mới tiếp xúc với âm nhạc mà còn cho cả những người đã trải qua nhiều thực hành âm nhạc. Cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ âm nhạc này giúp cho người học nhạc, người chơi nhạc, người yêu nhạc tiếp cận được những giải thích có cơ sở về lý thuyết và khái niệm cơ bản trong những vấn đề (mục từ, chủ đề) liên quan. 

 

3b.z.hoangmanhhac502b2684b378b69d226

tu-dien-3934

Bìa sách Từ điển giải thích thuật ngữ âm nhạc

 

Cho đến nay, ngoại trừ cuốn Thuật ngữ Âm nhạc Việt–Anh– Ý–Pháp– Đức (tái bản năm 2019) cũng của tác giả Nguyễn Bách, chưa có cuốn từ điển nào của Việt Nam đề cập đến những thuật ngữ về “Công nghệ Âm nhạc”. Nội dung đó được tiếp tục khai thác trong Từ điển giải thích thuật ngữ âm nhạc mà ông mới cho xuất bản vào năm 2022. 

 

Ngoài ra, trong cuốn từ điển này còn có phần “Âm nhạc cổ truyền” nhưng chỉ tập trung vào dân tộc Việt hoặc những dân tộc khác nếu có yếu tố hay sự kiện đặc biệt liên quan. Ví dụ, hát then với sự kiện được UNESCO vinh danh. Ngoài ra, cuốn từ điển này còn có tính cập nhật khi đưa vào những dữ liệu và sự kiện âm nhạc gần đây nhất như sự kiện ca trù được UNESCO công nhận là “di sản nhân loại” (1/10/2020) hoặc ngày mất các nhà soạn nhạc Mario Davidovsky (23/8/2019), Krzysztof Penderecki (29/3/2020), Nguyễn Văn Nam (17/5/2020), v.v.. Bên cạnh đó, 17 phụ lục của sách với gần 60 trang có thể được coi như “cánh tay nối dài” của từ điển chứ không đơn thuần là một phần phụ để tham khảo.

 

3b.z.hoangmanhha8b36cc9b97c857960ed9

 

Là hội viên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, người sáng lập hệ thống Trường Âm nhạc B.A.C.H và đã từng là giảng viên trong 11 năm của Nhạc viện TPHCM, TS Nguyễn Bách có cơ hội tiếp xúc nhiều với những khái niệm âm nhạc trong và ngoài hệ thống âm nhạc kinh viện. Đây là những trải nghiệm cần thiết cho công tác biên soạn từ điển chuyên ngành. 

 

Cách đây 7 năm, trong bài viết “4 nhạc sĩ suốt đời với âm nhạc” đăng trên báo Lao động, nhà báo đã coi tác giả Nguyễn Bách như là người có tấm lòng làm cho những quan niệm giáo điều, những khu vực “đền thiêng” của âm nhạc kinh viện trở nên dễ hiểu, rất thiết thực với mọi người, nhất là những ai “ngoại đạo” với âm nhạc.

 

3b.z.hoangmanhha9fb002dafb853bdb6294

PGS - NGND Hoàng Cương đến chúc mừng Tiến sĩ Nguyễn Bách.

 

Nói về Nhạc trưởng - TS Nguyễn Bách, NSND Tạ Minh Tâm đã từng nhận xét: “Có thể trong công chúng ít biết đến Nguyễn Bách, nhưng trong giới chuyên môn nhiều người rất ngưỡng mộ tài năng và sự uyên bác của anh trong lĩnh vực âm nhạc...”. Gần đây, khi chọn TS Nguyễn Bách làm một trong những nhà chuyên môn để đọc và nhận xét cho luận án tiến sĩ của mình, nghiên cứu sinh Lê Hồ Hải, Quyền trưởng khoa Piano của Nhạc viện TPHCM đã thổ lộ: “Được một nhà biên  soạn tự điển có lời khen ngợi như vậy thì thật là cảm kích…”.

 

 

 

BOOKING BÁO CHÍ - TRANG TIN - MXH   


 

LOGO-TONGHOP

©Spotlight Vietnam 2020 


Giấy phép số 279/GP-BTTTT cấp ngày 13-05-2021 

Cơ quan chủ quản: Truyền thông Spotlight Vietnam

 Địa chỉ: 156 Chiến Thắng, P9, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM 

Chịu trách nhiệm nội dung: Cỏ Trần 

Hotline: 0345 700 300

Liên hệ hợp tác - bảo trợ truyền thông: 

trannguyenthao.pv@gmail.com