Nhân vật chính trong câu chuyện hư cấu rút ống thở của ba mẹ để nhường cho sản phụ gây xôn xao dư luận trong những ngày qua hóa ra lại chỉ làcủa một vị PGS Nha khoa tại Singapore.

 

Vào tối ngày 7/8, trên mạng xã hội không ngừng lan truyền một câu chuyện đầy cảm động về “bác sĩ rút ống thở của ba mẹ để nhường cho sản phụ”. Bất cứ ai cũng đều không ngừng tán dương sự hy sinh cao cả của bác sĩ Trần Khoa - nhân vật chính của câu chuyện. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người phát hiện ra những tình tiết vô lý.

Hình ảnh facebook Bác sĩ Trần Khoa

 

Ngay ngày hôm sau (ngày 8/8), Sở Y tế TP.HCM đã lập tức ra thông báo, xác nhận những thông tin lan truyền về câu chuyện của bác sĩ Trần Khoa hoàn toàn là hư cấu. Không có chuyện rút ống thở của bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM.

Càng đặc biệt hơn khi đến ngày hôm nay (ngày 9/8), nhiều người đã bất ngờ khi tìm được thông tin về một vị Phó Giáo sư có tên Toh Wei Seong có gương mặt giống hệt với hình ảnh được đặt làm avatar trên Facebook của bác sĩ Trần Khoa.

Thông tin về bác sĩ Toh Wei Seong được đăng tải trên fanpage chính thức của Đại học Quốc gia Singapore vào năm 2017

 

Theo như những thông tin được đăng tải từ năm 2017 trên fanpage chính thức của Đại học Quốc gia Singapore (NUHS) từ năm 2017, Phó Giáo sư Toh Wei Seong đã công tác tại Khoa Răng hàm mặt của trường và không liên quan gì tới việc công tác hay có chuyên môn về Khoa sản như những gì chúng ta vẫn biết về bác sĩ Trần Khoa.

Ngoài ra, lần theo danh tính của Phó giáo sư Toh Wei Seong được biết ngoài công tác giảng dạy, anh cũng tập trung vào nghiên cứu, phát triển các phương pháp trị liệu mới để điều trị rối loạn thái dương hàm, các vấn đề về khớp hàm và các cơ ở mặt kiểm soát chuyển động của hàm.

Về bằng cấp, Phó Giáo sư này học Cử nhân tại Đại học Melbourne, Úc; học Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore.

Bác sĩ TOH Wei Seong cũng từng đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng tại trường Đại học Quốc gia Singapore như Phó Giáo sư có nhiệm kỳ tại Khoa Nha; Phó giáo sư Khoa phẫu thuật chỉnh hình, Trường Y Yong Loo Lin; Phó giáo sư Khoa Kỹ thuật Y sinh, Khoa Kỹ thuật; làm việc tại Viện Khoa học Đời sống (thuộc NUS), quản lý giám sát chương trình kỹ thuật và khoa học tích hợp, hệ cao học NUS.

 

Một hình ảnh khác của Phó giáo sư Toh Wei Seong vào năm 2018

 

Phó giáo sư Toh Wei Seong cũng là thành viên Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Quốc tế, Thành viên Hiệp hội Bảo tồn và Tái tạo sụn Quốc tế, Thành viên Hiệp hội quốc tế về mụn nước ngoài tế bào, Thành viên Hiệp hội Quốc tế về Liệu pháp Gen và Tế bào.

Trong suốt quá trình nghiên cứu và làm việc, phó giáo sư Toh Wei Seong cũng gặt hái được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Học giả AUA (Liên minh các trường đại học Châu Á) năm 2019, Giải thưởng Nhà Khoa học Trẻ (Đại hội Vật liệu Sinh học Thế giới lần thứ 9, Trung Quốc) năm 2012, Học bổng Nghiên cứu NUS (NUS, Singapore) từ năm 2004 đến năm 2010, Học bổng Nghiên cứu Mùa hè (Viện Ung thư Peter MacCallum, Úc) năm 2003, Giải thưởng Khoa học Phòng thí nghiệm Y học của Hiệp hội Singapore (Singapore Polytechnic, Singapore) năm 1999.

Về cuộc sống riêng tư, trên trang Facebook cá nhân, Phó Giáo sư đã có vợ cùng hai con nhỏ và vẫn đang sống ở Singapore chứ không hề đến Việt Nam công tác.

Liên quan đến câu chuyện hư cấu "nhường ống thở", còn có rất nhiều các tài khoản Facebook khác cũng tương tác với Facebook bác sĩ Trần Khoa khiến câu chuyện càng thêm phần... chân thực. Tuy nhiên, khi tìm hình ảnh đại diện trên Facebook của những người này cũng cho ra một số kết quả bất ngờ.

Cụ thể như Facebook Võ Thùy Linh khi tìm ảnh đại diện cũng cho ra kết quả là một chuyên gia người HongKong.

Hay như Thanh Hùng Lê - 1 người tự nhận là thầy của Facebooker Trần Khoa - thì lại có avatar Facebook là 1 diễn viên Hàn Quốc.

 

Hình ảnh đại điện bà Võ Thùy Linh thực chất là một chuyên gia người Hongkong

 

 

Thanh Hùng Lê - 1 người tự nhận là thầy của Facebooker Trần Khoa - thì lại có avatar Facebook là 1 diễn viên Hàn Quốc

 

Không rõ mục đích của những người thực hiện hành vi mạo danh, dựng lên câu chuyện về Facebook bác sĩ Trần Khoa là gì nhưng giữa thời điểm nhạy cảm như hiện nay, những thông tin không đúng sự thật đó sẽ gây thêm nhiều sự hoang mang cho cộng đồng.

Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành xác minh làm rõ nguồn gốc bài đăng và người đăng để xử lý theo quy định của pháp luật.

https://kenhsao.net/doi-song/danh-tinh-that-su-cua-fb-cua-bac-si-khoa-nhuong-may-tho-xon-xao-mxh-143680.html

Đăng tại Spotlight 24h

 

Sở Y tế TPHCM cho biết, sau khi kiểm tra, Sở khẳng định thông tin lan truyền về trường hợp một bác sĩ rút ống thở của người nhà để nhường máy thở cho mẹ con sản phụ là hư cấu. 

 

Trước đó, tối ngày 7/8, trên mạng xã hội xuất hiện nội dung chia sẻ của một người tên Trần Khoa, được cho là bác sĩ sản phụ khoa. Người này đã quyết định "nhường đi chiếc máy thở" của mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Người này sau đó đã "kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này". Kèm với nội dung còn có hình ảnh 2 bé song sinh được cho là hai bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật.

Ảnh chụp màn hình bài viết được đăng trên tài khoản có tên Trần Khoa, trang này sau đó đã bị xóa
Ảnh chụp màn hình bài viết được đăng trên tài khoản có tên Trần Khoa, trang này sau đó đã bị xóa

Sau khi đăng tải, bài viết đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt, hầu hết cộng đồng mạng đều bày tỏ sự xúc động và cảm phục trước hành động của bác sĩ Khoa.

Liên quan đến thông tin này, ngày 8/8, Sở Y tế TPHCM cho biết, thông tin lan truyền ở trên là hư cấu, tại các bệnh viện của TP không có việc rút ống thở của người nhà bác sĩ để nhường cho bệnh nhân. Sở Y tế đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh làm rõ nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đăng tại Spotlight 24h

 

Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) khuyến cáo cộng đồng mạng không chia sẻ nội dung chưa được kiểm chứng sau vụ việc trên mạng xã hội vừa qua.

 

 

Nội dung bài viết được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội vào ngày 7/8 vừa qua. (Ảnh: VAFC)
Nội dung bài viết được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội vào ngày 7/8 vừa qua. (Ảnh: VAFC)

Ngày 7/8/2021, mạng xã hội lan truyền câu chuyện cảm động về một bác sĩ tên Khoa được cho là đã nhường máy thở của mẹ đẻ cho một sản phụ song sinh đang cần máy thở.

Qua xác minh từ các cơ quan chức năng có liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8/8 Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFVC) khẳng định thông tin nêu trên là tin giả.

Hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội về hai em bé song sinh được cho là con của sản phụ được nhường máy thở là ảnh cũ, được chỉnh sửa từ ảnh gốc chụp tại bệnh viện Từ Dũ, do tài khoản facebook Cao Hữu Thỉnh đăng lên ngày 21/7/2021, không phải ảnh chụp ngày 7/8/2021 như mạng xã hội chia sẻ.

Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam nhận định: "Một câu chuyện cảm động được nhiều tài khoản Facebook lan truyền, coi bác sĩ Khoa như người truyền cảm hứng nhưng lại là câu chuyện giả dối, làm giảm đi ý nghĩa của những điều tốt đẹp trên thực tế đang được biết bao bác sĩ và các lực lượng phòng chống dịch âm thầm làm."

Ảnh chụp từ một bài viết trên mạng xã hội. (Ảnh: VAFC)
Ảnh chụp từ một bài viết trên mạng xã hội. (Ảnh: VAFC)

Trung tâm cũng khuyến cáo cộng đồng mạng không chia sẻ trên mạng xã hội nội dung thông tin chưa được kiểm chứng. "Hãy cùng nhau thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và quy tắc đạo đức người làm báo khi tham gia mạng xã hội," Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam đề nghị.

Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian gần đây tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch COVID-19 có dấu hiệu gia tăng.

Bộ đã đề nghị các bộ, tỉnh tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại bộ, ngành, địa phương.

Khi phát hiện tin giả, tin sai sự thật, các địa phương cần chỉ đạo lực lượng công an, các lực lượng có liên quan kịp thời xác minh đối tượng phát tán tin giả, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông để thẩm định nguồn tin, công bố, cảnh báo tin giả, tin sai sự thật.

Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn; trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, đề nghị phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn nội dung vi phạm trên không gian mạng./.

Đăng tại Spotlight 24h

vnuk-symbol-only-official-800x237 

 tpbank chuyen tien du hoc nhanh gon

 

GÓC THƯ GIÃN

Bạn có thông tin gì mới không? 

 

Fantastic Beasts: The Secrets of Dumbledore

momo-upload-api-210419151712-637544422321043276

momo-upload-api-201117163723-637412278438989473

momo-upload-api-210422152215-637547017356872242

 

momo-upload-api-210419164756-637544476760164339

BOOKING BÁO CHÍ - TRANG TIN - MXH   


 

LOGO-TONGHOP

©SpotlightVietnam2020 


 279/GP-BTTTT cấp ngày 13-05-2021 

Cơ quan chủ quản: Công ty Truyền thông Spotlight Vietnam

 Địa chỉ: 156 Chiến Thắng, P9, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM 

Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Nguyên Thảo 

Hotline: 0345 700 300

Liên hệ hợp tác - bảo trợ truyền thông

[email protected]