Dream hay còn gọi là Sandman/Người Cát là một thực thể vũ trụ vượt trên cả thần. Trong phim anh mượn hình dạng con người - hiện thân của một khái niệm sống: "Giấc mơ" - tồn tại trước cả thần linh, vũ trụ hay thời gian.
Ví dụ dễ hiểu là: Con người có thể ngừng tin vào thần, nhưng họ ko thể ngừng mơ, ko thể thoát khỏi cái chết - nên Dream (Giấc mơ) vẫn tồn tại, Thần chết (Death) vẫn tồn tại.
Dream điều khiển toàn bộ cõi mộng của mọi sinh vật sống từ đó ảnh hưởng lên hiện thực. Anh dùng túi cát giấc mơ để giúp con người có thể bước vào cõi mộng. Ở phần 1 khi Dream bị giam cầm, cõi mộng sụp đổ - thế giới tỉnh thức cũng sụp đổ: nhiều người rơi vào hôn mê bất tỉnh, ngủ mà ko dậy (kiểu mơ đẹp quá ko thể gặp ác mộng => ko thể giật mình thức dậy), hoặc có người lại ko thể mơ, dẫn đến loạn thần. Trong khi giấc mơ cực kì quan trọng vì giúp con người chữa lành, hoặc sáng tạo trong vô thức.
Đôi khi bạn tỉnh dậy và nếu vẫn nhớ mình mơ thấy gì, bạn hoàn toàn có thể copy ý tưởng trong giấc mơ đó. Tại vì những ý tưởng, sự sáng tạo đột phá đôi khi ko thể tìm thấy ở thế giới tỉnh thức, nơi mà chúng ta bị trói buộc bởi: giới tính, đạo đức, định kiến xã hội hay giới hạn về logic. Đó là lý do con người sẽ mơ thấy những điều phi thực tế. Nhưng giấc mơ ấy vẫn là một ý tưởng, là gốc rễ của sự sáng tạo. Cho thấy giấc mơ thực sự cần thiết cho con người tồn tại và phát triển, cũng như quyền năng, sức ảnh hưởng của Dream trong phim tầm cỡ vũ trụ như thế nào.
Trước The Sandman các nhân vật như Dream, Death, Desire (dục vọng)..vv. hầu như chỉ tồn tại trong truyện tranh (DC Comics). Nhiều lần Hollywood cố gắng chuyển thể thành phim điện ảnh nhưng đều thất bại - vì nội dung quá phức tạp và "trừu tượng". Gần đây nhất, Nhân vật "Rio" (phim Agatha All Along) đc giới thiệu là Death, thực thể đại diện cho Cái Chết, một thực thể vũ trụ vượt trên cả Thần trong vũ trụ Marvel.'
Bởi vậy để chuyển thể một nhân vật vốn là một khái niệm lên màn ảnh quả cực kì khó, nhưng The Sandman đã thực hiện vô cùng khéo léo, sáng tạo và tinh xảo. Trong phim này bạn dễ dàng thấy Dream đánh bại cả Thor, hay Azazel, kẻ thống lĩnh những thiên thần sa ngã trong truyền thuyết. Chứ đừng nói là Lucifer - Chúa tể địa ngục.
Màn đối đầu giữa Lucifer và Dream trong The Sandman (phần 1) mà khán giả hay đùa giống "đấu võ mồm" là một trong những trường đoạn đỉnh cao và mang tính biểu tượng nhất của cả series - ko dùng sức mạnh thể chất hay ma thuật mà dùng sức mạnh trí tuệ, sáng tạo và biểu tượng trong cuộc đấu: hai bên sẽ lần lượt biến hóa thành các thực thể/biểu tượng, để "phủ định" hoặc "chiến thắng" hình dạng của đối thủ. Đầu tiên Lucifer biến thành Sói săn - kẻ đi săn mạnh mẽ, hoang dã. Ngay lập tức Dream áp đảo hình dạng đó của Lucifer bằng hình tượng: Thợ săn - Trí khôn con người chinh phục sói.
Sau đó lần lượt họ biến hoá cấp độ tăng dần: Ngựa chiến < Kỵ sĩ < Vi khuẩn gây bệnh < Thế giới < Thiên thạch hủy diệt < Life (sự sống) < Anti-life (phản sinh) - đến Anti-life là hiện thân của hư vô, nỗi sợ, kết thúc tất cả. Tưởng chừng là dấu chấm hết.
Nhưng cuối cùng Dream trả lời bằng thứ mạnh hơn cái chết, nỗi đau và hủy diệt, đó chính là: Hy vọng.
Thứ gì giết chết được Hy vọng?
=> Lucifer đã thua và trong phần 2 này ả ngấm ngầm trả thù Dream bằng cách ko ai ngờ. :))))
Phim thú vị nha, 10/10.
Nguồn: FB Nguyễn Tấn Dũng