Có nên giải cứu bất động sản?

Viết bởi 
22/11/2022 - 19:11
Xung quanh việc nên hay không nên giải cứu bất động sản đã có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người nói rằng, mấy ông DN bất động sản ăn đẫy mồm rồi, giờ gặp khó khăn một chút lại kêu cứu, lúc “lượm lúa” sao không thấy kêu ai. Những người này cũng cho rằng, mấy ông làm BĐS thổi giá cho lắm vào, giờ giá tăng quá cao cần phải siết để giá giảm xuống, giúp nhiều người có thể mua được nhà.
 
Cái lý đó cũng đúng nên không chỉ ở VN mà nhiều nước cũng đã làm như vậy. Điển hình là nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới là Trung Quốc. Trong đó giải pháp mạnh nhất là siết tín dụng, hạn chế bơm tiền cho BĐS. Thế nhưng, hệ quả nhãn tiền, khi chỉ một thời gian sau thị trường bất động sản thật sự đã giảm giá mạnh, thậm chí bán không ai mua. Việc tự lấy đá ghè chân đã kéo theo rất nhiều hệ luỵ không chỉ cho lĩnh vực bất động sản mà cả nền kinh tế, khi mà nền kinh tế lâm vào cảnh lao đao. Thị trường bất động sản với quy mô 2,4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc rơi vào trạng thái mong manh dễ vỡ, số vụ vỡ nợ của người vay mua nhà và cả doanh nghiệp bất động liên tục xảy ra. Tháng 9 vừa qua, giá nhà đã qua sử dụng ở Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 8 năm.
 
bds
 
Đối với các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ liên quan đến bất động sản đã tăng lên mức 30% dẫn đến nguy cơ đỗ vỡ hệ thống tài chính. Và thế là, Trung Quốc đã “quay xe” cắt giảm lãi suất, yêu cầu các ngân hàng lớn tăng cường cho vay thêm 140 tỷ USD trong những tháng cuối năm, và các ngân hàng được yêu cầu cấp tín dụng đặc biệt để đảm bảo các dự án bất động sản có thể giao nhà đúng hạn. Trung Quốc cũng mở rộng một chương trình hỗ trợ tài chính cho các công ty tư nhân, bao gồm doanh nghiệp bất động sản, đưa quy mô của chương trình này lên mức khoảng 250 tỷ Nhân dân tệ. Động thái này nhằm giúp các công ty phát triển bất động sản bán được thêm trái phiếu và giảm bớt tình trạng kẹt thanh khoản. Không những vậy, đất nước này cũng cho phép nới lỏng các hạn chế đối với việc ngân hàng cấp vốn cho doanh nghiệp bất động sản.
 
Không chỉ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới là Hàn Quốc sau một thời gian dài thị trường BĐS bị bóp nghẹt khiến giá nhà giảm mạnh cũng đã bơm 7 tỉ đô vào giải cứu. Nước này cũng dỡ bỏ lệnh cấm cho vay đối với các căn hộ giá cao trị giá hơn 1,5 tỉ won.
 
00083T2UDO99ISFU-C122-F4
 
Trở lại VN, sau một thời gian dài tăng trưởng nóng, hồi đầu năm 2022 các biện pháp thắt chặt tín dụng vào BĐS để hạn chế những ro về tín dụng cũng như hạ giá BĐS đã được triển khai. Việc đột ngột “cắt máu” đã khiến DN, thị trường, các nhà đầu tư lao đao vì hàng bán không được, vay cũng không xong. Cùng với đó là việc trái phiếu doanh nghiệp cũng bị siết chặt, thị trường chứng khoán vỡ vụn và những “bất ổn” khác đã khiến những khó khăn càng thêm chất chồng, đặc biệt đối với các ông lớn. DN càng lớn, càng nhiều quỹ đất càng khổ bởi mấy năm qua ôm đất, trả lãi ngân hàng khi hầu như các địa phương không ai dám ký, ngay cả đối với những dự án làm đúng cũng chậm chạp vì tâm lý “sợ trình, sợ ký” đang len vào từng cái ghế. Nhiều ông chủ bà chủ nói với tôi họ phải đi vay nóng vay nguội bên ngoài với lãi vay lên đến 7-8%/tháng. Dự án phải giám giá 40-50%. Đồ trang sức cũng phải đem bán để lấy tiền trả nợ.
 
In India gold ornaments are considered an investment to tide families over tough financial times AFP
 
Không chỉ DN, người mua nhà cũng không thể vay vốn, trong khi 80-90% những người đi mua nhà để ở đều phải cậy đến ngân hàng. Tôi có cậu em làm nhà báo, đi mua nhà vay ngân hàng không cho, phải nhờ đến lãnh đạo mới vay được nhưng lãi suất lên đến 16,9%/năm và phải mua một gói bảo hiểm 40 triệu đồng. Khó khăn không chỉ với BĐS mà nó đã lan sang lĩnh vực sản xuất khi ngay cả ông “vua” thép Hoà Phát lâu nay được xem là người có tiền mặt nhiều nhất VN cũng phải “treo lò” hay các DN may mặc, đóng giày cũng phải đóng cửa, sa thải công nhân vì không có đơn hàng, nếu có đơn hàng thì càng làm càng lỗ trong bối cảnh lãi suất tăng cao, khó tiếp cận vốn vay.
 
Trước những khó khăn trên, các Phó thủ tướng Chính phủ mới đây đã gặp gỡ các DN ở hai đầu đất nước là Hà Nội và HCM để lắng nghe những khó khăn của họ, từ đó tìm cách tháo gỡ và mới đây Thủ tướng Chính phủ đã lập “tổ đặc nhiệm” để xử lý các khó khăn, vướng mắc cho DN BĐS, cho chính quyền. Bởi nếu không “giải cứu” BĐS hệ luỵ cho cả nền kinh tế là rất lớn. Ai cũng biết người VN ai cũng “đầu cơ, tích trữ nhà đất”, xem đất đai là nơi để giữ của cũng là kênh đầu tư an toàn và sinh lời cao nên nhà nhà đầu tư BĐS, người người đầu tư BĐS. Nhưng không phải ai cũng có 1 đồng thì lấy 1 đồng đi buôn đất mà mượn người thân, bạn bè, ngân hàng để mua được miết đất căn nhà đồng rưỡi, hai đồng. Khi thị trường đóng băng, giá nhà giảm xuống cũng đồng nghĩa với tài sản của mỗi gia đình theo đó giảm theo, nếu vay nhiều quá cũng rơi vào cảnh “mất thanh khoản”.
 
Land Use
 
Để tạo điều kiện cho thị trường BĐS và nền kinh tế cả nước hồi phục và tăng trưởng trở lại mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, các DN BĐS, nhà đầu tư không xin hỗ trợ bằng tiền mà chỉ xin tháo gỡ các ách tắc, vướng mắc về cơ chế chính sách, nới room tín dụng để huyết được lưu thông trở lại. Một cơ thể dù có khoẻ mạnh đến đâu, nhưng nếu một mạch máu nào đó tắc đột ngột thì nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, chết bất đắc kỳ tử là rất lớn. Vậy nên lúc này cứu BĐS là cứu cả nền kinh tế, cứu người dân chứ không phải chỉ cứu riêng DN.
Nhà báo Đình Sơn
 

 
 
 

vnuk-symbol-only-official-800x237 

 tpbank chuyen tien du hoc nhanh gon

 

GÓC THƯ GIÃN

Bạn có thông tin gì mới không? 

 

Fantastic Beasts: The Secrets of Dumbledore

momo-upload-api-210419151712-637544422321043276

momo-upload-api-201117163723-637412278438989473

momo-upload-api-210422152215-637547017356872242

 

momo-upload-api-210419164756-637544476760164339

BOOKING BÁO CHÍ - TRANG TIN - MXH   


 

LOGO-TONGHOP

©SpotlightVietnam2020 


 279/GP-BTTTT cấp ngày 13-05-2021 

Cơ quan chủ quản: Công ty Truyền thông Spotlight Vietnam

 Địa chỉ: 156 Chiến Thắng, P9, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM 

Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Nguyên Thảo 

Hotline: 0345 700 300

Liên hệ hợp tác - bảo trợ truyền thông

[email protected]